lÞch sö ph¸t triÓn cña johkasou ë nhËt b¶n
1. Giai đoạn ban đầu của Johkasou
Trong thời kỳ Meiji (1868 – 1912), các hệ thống cống rãnh hiện đại đã được xây dựng theo công nghệ của châu Âu. Tuy nhiên, chỉ có nước mưa và nước xám được đổ xuống cống còn nước đen và phân người thì không được phép. Các hệ thống cống rãnh ở Nhật Bản chỉ được sử dụng để tháo nước mưa và nước xám cho đến khi nhà máy xử lý nước đầu tiên ra đời vào năm 1922.
Theo bộ luật về vệ sinh ra đời năm 1900, phân người đã bị cấm dội ra các con mương, cống rãnh và các nơi chứa nước công cộng. Thay vào đó phân người phải được xử lý bằng một loại bể do nhà nước phê duyệt. Loại bể này là sự kết hợp của một bể tự hoại và một bộ lọc nước nhỏ giọt. Loại bể lọc xử lý này là tiền thân của hệ thống Johkasou ngày nay.
Năm 1944, tiêu chuẩn về vệ sinh tòa nhà đã được ban hành và thuật ngữ “Johkasou” xuất hiện lần đầu trong bộ tiêu chuẩn này. Năm 1950, quốc luật về tiêu chuẩn tòa nhà đã được ban hành trong đó bao gồm tiêu chuẩn về xây dựng thùng xử lý nước cống. Năm 1954, luật về việc đổ rác thải và vệ sinh công cộng được ban hành. Thùng xử lý nước cống được đổi tên thành Night soil Johkasou và nghị định về việc thông báo lắp đặt và các tiêu chuẩn về bảo dưỡng Johkasou Night Soil đã được ban hành.
2. Sự phát triển của Johkasou
Trong suốt thời kỳ tăng trưởng kinh tế từ giữa những năm 1950 tới nửa đầu những năm 1970, con người tìm kiếm cuộc sống thịnh vượng hơn và nhu cầu về toilet dội nước tăng nhanh. Năm 1960, Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) quy định công suất của Johkasou được ban hành. Tiêu chuẩn này bao gồm một chuỗi các công thức ước tính công suất của Johkasou cho các tòa nhà với những mục đích sử dụng khác nhau. Năm 1969, khi tiêu chuẩn xây dựng Johkasou được ban hành, dân số sử dụng các hệ thống Johkasou gần bằng số đang sử dụng các hệ thống cống rãnh. Tình trạng này tiếp diến đến năm 1983. Đến thời gian này, Johkasou trở thành biện pháp hữu hiệu đối với các toilet dội nước với tư cách như là một hệ thống cống rãnh.
Trong những năm 1970, Masayasu Kusumoto (người sáng lập Jeces), Takane Kitao (giáo sư danh dự của trường đại học kỹ thuật Toyohashi) và các nhà nghiên cứu khác đã phát triển loại gappei-shori Johkasou quy mô nhỏ. Sau đó nó đã được các nhà sản xuất biến thành một mặt hàng thương mại. Năm 1980, tiêu chuẩn xây dựng Johkasou được sửa đổi và tiêu chuẩn xây dựng gappei-shori Johkasou được bổ xung thêm vào. Tháng 3 năm 1988, tiêu chuẩn xây dựng gappei-shori Johkasou được đưa vào các hộ gia đình. Kể từ đó nó đã trở thành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho các hộ gia đình riêng lẻ và cả các khu chung cư.
3. Mở rộng phạm vi sử dụng theo luật Johkasou.
Trong thời kỳ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế những năm 1960, sự ô nhiễm nguồn nước trên khắp đất nước đã gây ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng ở Nhật Bản. Người ta đã phát hiện ra rằng nước thải thải ra từ các nhà máy và các cơ sở thương mại đã gây ra vấn đề trên. Trong những năm 1980, các chất ô nhiễm từ nguồn nước thải sinh hoạt tiếp tục tăng nhanh và trở thành một vấn nạn lớn hơn gây ra hiện tượng thừa dinh dưỡng trong các nguồn nước đặc biệt là các nguồn nước đóng như là các hồ, vịnh. Mặc dù có rất nhiều điều lệ về ô nhiễm nước do nước thải, nhưng xem ra không cải thiện được tình hình do sự trì hoãn trong việc xây dựng hệ thống cống rãnh và lắp đặt các gappei-shori Johkasou. Hơn nữa, các hệ thống vốn có lại không được bảo dưỡng đầy đủ càng góp phần gây nên ô nhiễm các nguồn nước công cộng.
Trong tình hình như vậy, năm 1983, chính quyền đã thiết lập một cơ cấu luật pháp nhằm điều chỉnh toàn bộ quá trình: sản xuất, lắp đặt và quản lý các hệ thống Johkasou theo luật pháp. Luật này được gọi là luật Johkasou. Luật Johkasou còn nhằm quy định lại trách nhiệm và nghĩa vụ của người có liên quan trong công việc kinh doanh Johkasou và thiết lập một hệ thống cấp bằng cho các kỹ thuật viên về Johkasou. Cùng với bộ luật này, các chứng chỉ quốc gia về Johkasou như “Công nhân lắp đặt Johkasou” và “Người vận hành Johkasou” đã được phê chuẩn. Năm 1985, khi luật Johkasou được thi hành, bộ Y tế và Phúc lợi bắt đầu công việc khuyến khích lắp đặt Johkasou thông qua việc thành lập một văn phòng có tên là “Phòng các vấn đề về Johkasou” năm 1987. Dưới sự lãnh đạo của chính phủ, một chương trình tài trợ cấp quốc gia cho các cá nhân bắt đầu được thực hiện từ năm 1987 và một chương trình tài trợ cấp quốc gia khác cho các chính quyền tự trị thành phố bắt đầu được thực hiện từ năm 1994 với mục đích nhằm khuyến khích việc lắp đặt các hệ thống gappei-shori Johkasou. Một chương trình tài trợ cấp quốc gia khởi đầu với 100 triệu yên năm 1987 đã tăng lên 25,7 tỷ yên năm 2004. Năm 2005, hệ thống tài trợ quốc gia được tăng cường một phần nhờ có các chương trình tài trợ thông qua phân bổ thuế, bên cạnh đó chi tiêu quốc gia cho việc lắp đặt Johkasou cũng được tăng lên. Hỗ trợ tài chính của chính phủ đã giúp cho chính quyền tự trị thành phố và các cá nhân lắp đặt Johkasou giảm nhẹ được gánh nặng tài chính.
Năm 2000, luật Johka-sou được sửa đổi và tandoku-shori Johkasou bị xóa tên trong luật này. Luật sửa đổi yêu cầu các Johkasou mới được lắp đặt thuộc loại gappei-shori Johkasou. Cùng với việc tổ chức lại chính quyền trung ương năm 2001, các công việc về Johkasou và quản lý rác thải được chuyển từ bộ Y tế và Phúc lợi sang bộ Môi trường với yêu cầu mới là các hệ thống Johkasou không chỉ đóng vai trò trong việc xử lý nước thải sinh hoạt mà còn góp phần nâng cao chất lượng môi trường nước, tái tuần hoàn nước và nước thải cấp quốc gia.
TrÝch dÉn tõ tµi liÖu cña:
Trung t©m gi¸o dôc vÖ sinh m«i trêng
NhËt B¶n
Chịu trách nhiệm: Mr. Đỗ Tất Việt
Dịch thuật: Ms. Lan Anh