Vấn
đề hiện nay, để thực hiện được triệt để việc xử lý nước thải sinh hoạt thì
chúng ta phải làm ngay từ đầu nguồn. Tức là phải có hệ thống xử lý nước thải
trong mỗi hộ gia đình hoặc cụm dân cư trước khi thải ra ngoài.
Vệ sinh và vệ sinh môi trường là một trong
những yếu tố hàng đầu bảo vệ sức khỏe của nhân dân và đảm bảo cho sự phát triển
kinh tế - xã hội cũng như góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, tái tạo tài
nguyên nước ở mọi quốc gia.
Tại Việt Nam, việc đầu tư hệ thống xử lý
nước thải đã được bắt đầu thực hiện ở nhiều đô thị, điển hình là Hà Nội và
TP.HCM. tuy nhiên, do ở cả hai thành phố này, quá trình thoát nước đang là vấn
đề bức thiết nên nó đã “lấn át” quá trình xử lý nước thải. Các thành phố mới đang
tập trung làm thế nào để nước thải không bị ứ đọng trong nội đô, nhất là khi
xảy ra các cơn mưa lớn, đặc biệt trong mùa hè này. Thành phố hà Nội sau khi
tiến hành cải tạo,nạo vét, xây kè các sông như: sông Tô Lịch, Kim Ngưu,.. kết
hợp với vớt rác, nạo vét phần đáy bị đọng đã trở nên thông thoáng hơn,giảm được việc lấn chiếm dòng sông của người
dân ven bờ.
Trong khu vực đô thị và khu công
nghiệp tính đến đầu năm 2005, hàng ngày có khoảng 3.110.000m3 nước thải sinh
hoạt và nước thải sản xuất từ các khu công nghiệp xả trực tiếp vào các nguồn
tiếp nhận chưa qua xử lý. Trong đó nước thải sinh hoạt chiếm 64%.
Do ngập úng là vấn đề lơn hơn nên
những dự án về thoát nước đô thị vẫn chưa gắn liền với xử lý nước thải. Số
lượng các nhà máy xử lý nước thải còn vắng bóng, chưa đáng kể. Cả nước hiện có
12 thành phố: Hà Nội, HCM, Đà Nẵng, hạ Long, Huế, Buôn Ma Thuật, Đà Lạt, Thái
Nguyên, Vũng Tàu, Cần Thơ, Bắc Ninh, Hải Dương và Vinh có các dự án có trạm sử
lý nước thải đô thị công suất trên 5000m3/ngày-đêm đang trong giai đoạn quy
hoạch và xây dựng. Trong đó Buôn Mê Thuật là thành phố đã thực hiện được việc
gắn thoát nước với xử lý nước thải, Đà Lạt thực hiện được một nửa dịch tích
thành phố. Tại các nơi này, họ làm phần xử lý sau khi đổ tất cả nước thai ra
một hồ lớn, các hộ gia đình không phải làm tự hoại mà đưa thẳng vào một hồ
chung để xử lý tổng thể trước khi thải ra ngoài sông, suối. Thành phố Hà Nội
cũng đang chuẩn bị xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại Yên Sở để xử lý toàn hộ
lượng nước thải của thành phố. Tuy nhiên đây chỉ là việc xử lý môi trường cuối
cùng, người dân vẫn bị ảnh hưởng tới sức khỏe từ những dòng nước thải chưa qua
sử lý. Các con sông như TôLịch, Kim Ngưu… vẫn là những cống hở tô đùng luôn đen
ngòm và bốc mùi khó chịu. Đó là còn chưa kể đến việc người dân sống quanh các
khu đô xử lý nước thải bị ảnh hường nghiêm trọng từ các nhà máy này.
Vấn đề hiện nay, để thực hiện triệt
để việc xử lý nguồn nước thải thì chúng ta phải làm ngay từ đầu nguồn.Tức là
phải có hệ thống xử lý nước thải trong mỗi hộ gia đình hoặc cụm dân cư trước
khi thải ra ngoài. Điều này ở các nước phát triển đã được thực hiện từ lâu, ở
Việt Nam,
thì mới bắt đầu quan tâm tới. Để thực hiện điều này, có lé nhà nước cần ban
hành một văn bản luật quy định việc xử lý nước thải trước khi đổ ra hệ thống
chung đối với từng hộ gia đình hoặctừng cụm dân cư. Chúng ta cũng có thể áp
dụng hệ thống xử lý nước thải Johkasou của Nhật trong các khu đô thị hoặc cụm
gia đình để xử lý triệt để. Đât là một hệ thống xử lý nước thải tiên tiến hiện
nay với cách khử khí kín đáo, hiệu quả cao, công nghệ tốt. Có thể áp dụng cho
số lượng ít hoặc nhiều tùy ý.
Tất nhiên, với mức sống của người
dân Việt Nam hiện nay thì chi phí cho việc lắp đặt hệ thống này còn khá đắt đối
với các hộ gia đình, chính vì vậy muốn thực hiện được thì cần tới sự hỗ trợ rất
lớn từ phía nhà nước. Chúng ta cũng có thể đầu tư kinh phí và nhân lực để
nghiên cứu, sản xuất trong nước hệ thống này để giảm giá thành và phù hợp hơn
với đặc điểm Việt Nam.
Thay vì việc chúng ta xây dựng một nhà máy xử lý chung cho cả thành phố thì có
thể dùng nguồn kinh phí này hỗ trợ cho cảc cá nhân, tập thể lắp đặt hệ thống xử
lý nước thải. Như vậy vừa triệt để vừa đem lại môi trường sạch đẹp, tránh ô
nhiễm như hiên nay. Các con sông trong nội đô sẽ không còn là những “dòng sông
chết” mà trả lại được mầy nước trong xanh. Đem lại sức khỏe cho người dân và vẻ
đẹp cho thành phố.